- Tranh Tam Thánh Phật
- Mã sản phẩm: 06
- Giá: Liên hệ
- Số lượng:
- Lượt xem: 129
- Tam Thánh Phật, hay còn được gọi là Tây Phương Tam Thánh, là ba vị cai quản cõi Tây Phương Cực Lạc. Ba vị này gồm: Đức Phật A Di Đà đứng ở trung tâm, Quan Âm Bồ Tát tay cầm cành dương liễu và bình nước cam lồ bên tay trái, và Đại Thế Chí Bồ Tát tay cầm một nhành hoa sen màu xanh bên tay phải.
- 6/10
- Chia sẻ:
- Thông tin sản phẩm
- Bình luận
Ý NGHĨA CỦA HÌNH TƯỢNG TAM THÁNH PHẬT
Ý nghĩa hình tượng Đức Phật Phật A Di Đà
Phật A Di Đà được nhắc đến rất nhiều qua lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài là giáo chủ của cõi Tây Phương Cực Lạc. Phật A Di Đà với lòng từ bi bao la, trí tuệ thông đạt là người có thể giúp chúng sinh thoát khỏi bể khổ nơi trần thế. Ngài đã định hướng chúng sanh tìm ra con đường giải thoát khỏi lục đạo luân hồi để có cuộc sống an lạc không u sầu, phiền não.
Trong bộ Tam Thánh Phật, Tượng Đức Phật A Di Đà thường được thể hiện với tư thế ngồi thiền hoặc đứng trên hoa sen, mắt nhìn xuống dưới, tay trái bắt ấn cam lồ đưa lên ngang vai, tay phải duỗi xuống thể hiện mong muốn cứu độ chúng sinh thoát khỏi biển khổ của trần gian.
Ý nghĩa hình tượng của Phật Bồ Tát Quan Âm
Bồ Tát Quan Thế Âm chính là đại diện cho sự từ bi, nhẫn nại. Người có thể quan sát hết những âm thanh khổ đau của thế gian mà cứu độ chúng sanh một cách tự tại.
Hình tượng của Bồ Tát Quan Thế Âm luôn được thể hiện với hình tượng tay trái cầm bình cam lồ, tay phải cầm nhành dương liễu. Nước cam lồ là biểu tượng cho lòng từ bi của Người, nước cam lồ rưới tới đâu là mang bình yên, hạnh phúc tới đó. Nhành dương liễu bên tay phải người chính là biểu tượng của đức nhẫn nhục. Muốn lấy được nước cam lồ thì phải cần đến nhành dương liễu. Đó cũng chính là lời nhắc nhở con người nếu muốn co được hạnh phúc, an lạc thì phải nhẫn nại, cố gắng vượt qua những khổ đau, bất hạnh. Trong bộ Tam Thánh Phật, tượng Quan Âm Bồ Tát đứng bên phải đức Phật A Di Đà.
Ý nghĩa hình tượng của Phật Đại Thế Chí Bồ Tát
Tượng Đại Thế Chí Bồ Tát đứng bên trái Phật A Di Đà trong bộ Tam Thánh Phật. Người luôn đeo chuỗi anh lạc, trên tay luôn cầm cành hoa sen màu xanh.
Hoa sen là loài hoa thanh tịnh được sử dụng rất nhiều trong thờ Phật. Hoa sen tượng trưng cho sự thanh khiết, trong sạch, không tham – sân – si, gần bùn mà chẳng hôi tanh, luôn tỏa sáng rực rỡ, ngát hương thơm. Hình ảnh Đại Thế Chí Bồ Tát tay cầm nhành hoa sen chính là biểu trưng cho sự tinh tấn và trí tuệ siêu phàm.
Đại Thế Chí Bồ Tát sẽ dùng trí tuệ của mình để soi sáng đường giúp chúng sanh thoát khỏi phiền não, u mê trong cõi vô minh, đưa chúng sanh về cõi tịnh độ.
Ý nghĩa thờ tượng tam thánh phật tại gia?
- Nhắc nhở mọi người sống từ bi độ lượng: Chúng ta phải sống sao cho tốt đời đẹp đạo, làm nhiều việc thiện mang đến hạnh phúc trong cuộc sống, hãy gieo nhân thiện để thu về trái ngọt hoa thơm.
- Cầu nguyện một cuộc sống bình an: Chúng sanh luôn tin rằng Phật luôn có tấm lòng độ lượng, từ bi, thương người sẽ hóa giải mọi đau khổ, bất hạnh, đem lại cuộc sống bình an.
- Thể hiện tín ngưỡng lâu đời, niềm tin vào Phật Pháp: Thờ Phật đã trở thành tín ngưỡng lâu đời của Việt Nam và các quốc gia theo đạo Phật. Tượng Tam Thánh Phật được thờ ở nhiều chùa chiền lớn của Việt Nam.
MỘT SỐ LƯU Ý KHI THỜ TƯỢNG TAM THÁNH PHẬT TẠI GIA
Thờ phật là một vấn đề không hề đơn giản. Nếu như bạn đang có ý định thờ Tam thánh phật tại gia thì cần lưu ý những điều sau đây:
– Bàn thờ Tam thánh phật cần được lập ở một vị trí cao, ít nhất là cao hơn đầu gia chủ. Vị trí đặt bàn thờ nên hướng nhìn thẳng ra phía cửa chính. Tuyệt đối không đặt bàn thờ Phật hướng về những nơi không thanh tịnh như nhà tắm, nhà vệ sinh, phòng ngủ.
– Không nên thờ chung Tam Thánh Phật với ban thờ gia tiên. Nếu muốn thờ chung thì cần đặt bàn thờ gia tiên ở hai bên hoặc ở dưới của bàn thờ Tam thánh phật.
– Tuyệt đối không thờ chung tượng Tam thánh phật với tượng các Thần Thánh. Thần thánh là những vị còn nằm trong lục đạo luân hồi không thể đặt ngang hàng với Phật.
– Bàn thờ Phật phải đảm bảo chắc chắn, ngay ngắn, luôn được lau dọn sạch sẽ, Chân nhang thường xuyên được thu gọn.
– Đồ cúng Tam thánh phật chỉ cần dùng hoa quả tươi, bánh kẹo, đồ ăn chay, tuyệt đối không bày đồ mặn và vàng mã trên bàn thờ Phật. Hoa quả nên được thay thường xuyên, không nên để hư hỏng mới thay.
– Cuối cùng quan trọng nhất vẫn là lòng thành tâm của gia chủ. Gia chủ nên giữ gìn ngũ giới, chăm làm việc thiện tích phước báu, tránh gieo khổ đau, bất hạnh cho người khác.
- TƯỢNG PHẬT COMPOSITE
- TƯỢNG PHẬT ADIDA
- TƯỢNG PHẬT BỔN SƯ
- TƯỢNG ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT
- TÔN TƯỢNG TAM THÁNH PHẬT
- TƯỢNG PHẬT VĂN THÙ - PHỔ HIỀN
- TƯỢNG PHẬT NGŨ PHƯƠNG PHẬT
- TƯỢNG TỨ ĐẠI THIÊN VƯƠNG
- TƯỢNG DƯỢC SƯ
- TƯỢNG PHẬT DI LẶC
- TƯỢNG PHẬT ĐẠT MA
- TƯỢNG QUAN CÔNG
- TÔN TƯỢNG NGÀI SIVALI
- TƯỢNG PHẬT ÔNG TIÊU - HỘ PHÁP
- TÔN TƯỢNG ĐỒNG TỬ
- TƯỢNG THIÊN THỦ THIÊN NHÃN
- TÔN TƯỢNG CHUẨN ĐỀ
- TRANH PHẬT A DI DA
- TRANH CỬU HUYỀN THẤT TỔ - PHONG THỦY
- TÂY PHƯƠNG TAM THÁNH
- QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
- THƯ PHÁP VÀ LỜI DẠY PHẬT GIÁO
- ĐỊA TẠNG BỒ TÁT - MỤC KIỀN LIÊN
- PHẬT THÍCH CA
- CÁC VỊ TỔ SƯ - THÁNH CHÚNG
- TRANH PHẬT TIẾP DẪN - TG CỰC LẠC
- PHẬT DƯỢC SƯ
- ẢNH NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO
- TIÊU DIỆN - HỘ PHÁP
- PHẬT DI LẠC
- TRANH CHỮ PHẬT GIÁO
- TRANH PHẬT GIÁO - MẬT TÔNG
- TRANH HOA SEN ( LOTUS)
- TRANH BỘ PHẬT GIÁO
- LỐC LỊCH PHẬT GIÁO